Tại sao phải đặt tên dự án bằng tiếng Việt?
- 04/10/2013
- Tin tức thời sự
Cụ thể của việc đưa ra dự thảo sửa đổi luật Nhà ở ở điều khoản cấm đặt tên nước ngoài nằm ở khoản 3, điều 22 về “ Nguyên tắc phát triển nhà ở theo dự án” của dự thảo của Bộ xây dựng như sau: “Tên của dự án phát triển nhà ở của khu nhà ở phải sử dụng bằng tiếng Việt Nam và không được viết tắt”.
Nếu chạy xe ngoài đường tại TPHCM bạn sẽ không khó bắt gặp các dự án đã hoàn thành cũng như đang xây dựng với những cái tên nghe rất ngoại như: The Everich, Sunrise City, Eco Town, Homyland, GreenView Garden, Sunview Town… và còn nhiều cái tên nửa tây nửa ta như : Vinaconex Thảo Điền, Phú Thạnh Apartment, Tân Phong Shopping Complex… Lý giải cho sự sính ngoại trong cách đặt tên này thì hình như chỉ có 3 lý do chính: thu hút đầu tư nước ngoài, ngắn gọn xúc tích, sang trọng.
Những người đặt tên cho dự án chỉ quan tâm là cái tên nghe “kêu”, dễ nhớ, nói lên được chức năng của dự án và thu hút được sự đầu tư của nước ngoài. Theo một số chủ đầu tư, nếu đặt tên tiếng Việt thì tên dự án của họ sẽ rất dài, khó nhớ, như: khu phức hợp mua sắm, tòa nhà trung tâm thương mại kết hợp nhà ở… Viết như vậy thì khách hàng sẽ không thể nhớ nổi tên của dự án. Nếu muốn thu hút đầu tư nước ngoài ít nhất cũng phải để họ nhớ cái tên của dự án, nếu tên quá dài, lại không cho viết tắt thì người nước ngoài làm sao nhớ được… Còn rất nhiều lý do khác để giải thích cho việc doanh nghiệp ưa tên ngoại hơn tên Việt. Xét thấy những gì doanh nghiệp nói cũng hoàn toàn có lý.
Vậy tại sao Bộ xây dựng lại kiến nghị cấm doanh nghiệp đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài. Có lẽ vì thấy các doanh nghiệp sính ngoại, làm mai một đi văn hóa người Việt, cũng như những dự án của người Việt xây lên lại bị gắn mác ngoại, như vậy, những thành tựu của Việt Nam vô tình đã mang danh nước ngoài, lấy mất niềm tự hào dân tộc. Nhưng đây là quyền của doanh nghiệp, trước giờ chưa có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp như vậy cả. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc đặt tên miễn sao không vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt, không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì việc đặt tên nước ngoài chẳng ảnh hưởng tới ai cả, nếu chưa nói đến tên nước ngoài nghe sang trọng và lịch sự hơn rất nhiều. Nếu đưa vào luật, bắt doanh nghiệp làm theo thì có phần cứng nhắc, ảnh hưởng đến quyền của doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng vấn đề đặt tên dự án chỉ nên mang tính chất khuyến khích. Nếu đưa vào luật thì doanh nghiệp đặt tên như vậy có vi phạm luật hay không? Có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hay không? Và doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?
Thiết nghĩ, doanh nghiệp thành lập và làm việc tuân thủ theo pháp luật, đóng thuế cho nhà nước, tuân thủ các quy định và xây dựng về kinh doanh bất động sản, vậy có nên hạn chế quyền của doanh nghiệp như vậy hay không. Trong khi còn nhiều vấn đề bất cập khác trong xây dựng, kinh doanh bất động sản cần được giải quyết hơn là vấn đề này.
Bài viết mới nhất
-
TP.HCM XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ XÂY DỰNG GA THỦ THIÊM
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, ...
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...