Bất động sản 24h: Mặt bằng “hạt tiêu”, giá thuê tiền triệu

Bất động sản 24h: Mặt bằng “hạt tiêu”, giá thuê tiền triệu

Hình minh họa

Cửa hàng 1m2 siêu độc, siêu đắt ở Hà Nội

Khó nơi nào trên thế giới có những quán độc, “siêu mini” như ở Hà Nội. Do nằm ở vị trí đắc địa trên nhiều tuyến phố nên một mảnh đất rộng chưa tới 10 m2, thậm chí chỉ 2-3 m2 vẫn có giá trên trời.

Theo khảo sát của phóng viên, được cho là nhỏ nhất ở Hà Nội là quán bánh bao gia truyền Nam Định tại ngã tư Thợ Nhuộm, Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Diện tích quán chỉ lớn hơn 1m2 một chút. Cả hộp kính chứa bánh bao và chiếc máy thanh nhiệt nướng xúc xích đều phải trưng ngoài cửa. Trong quán, duy nhất cô bán hàng đứng bán, hơn chục chai nước ngọt được đóng kệ treo trên tường. Đuôi nhà không vuông vức như một hộp diêm mà chéo hình tam giác.

Nhiều thực khách cho biết, ăn ở đây không có cảm giác là quán mà như mua một món đồ trên vỉa hè. Khách phải nhanh chóng  đi ngay chứ ít khi được dừng nghỉ…xem thêm

Bộ trưởng XD: 80% người cần nhà ở, không đủ khả năng mua nhà

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, có đến 80% số người dân có nhu cầu về nhà ở không thể tự mình mua nhà mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của các chính sách trợ giúp từ Nhà nước.

 Với trình độ của nền kinh tế đang ở mức thu nhập trung bình thấp, nếu không có sự hỗ trợ của gia đình, người thân và nhà nước thì người dân khó có thể mua nhà ở đô thị theo giá thị trường. Do đó, Nhà nước đã chủ động đề ra các chính sách hỗ trợ, thực tế hiện nay có trên 80% người có nhu cầu về nhà ở cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Nhưng sự hỗ trợ ở đây không phải hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, mà bằng tiền sử dụng đất, bằng chính sách tín dụng cho người dân vay với lãi suất thấp, và bằng chính sách giảm thuế đầu ra…

Giá nhà ở qua đó sẽ giảm xuống, tăng cầu sẽ có nhiều người mua nhà, làm nhà. Cùng một lúc chúng ta vừa giải quyết được nhu cầu nhà ở của người dân và góp phần giải quyết khó khăn của nền kinh tế…xem thêm

Miễn cấp phép xây dựng: Khi bảo có…lúc bảo không

Chính Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng cho công trình nhà ở cao tầng CT3 thuộc khu đô thị mới C2 – Dự án Gamuda (tại phường Trần Phú, Yên Sở, Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Hướng dẫn này gây không ít những băn khoăn cho các nhà đầu tư bất động sản.

Theo hướng dẫn của Bộ, căn cứ vào quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng (Nghị định 64/CP), thì dự án khu đô thị Gamuda không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, theo điểm H, khoản 1, Điều 2, Nghị quyết 43/NQ-CP ngày 6/6/2014 của Chính phủ thì công trình thuộc khu vực đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 không yêu cầu thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng…xem thêm

Được tài trợ 1.100 tỷ đồng, Dự án Bright City của AZ Land vẫn chưa hết rủi ro

Được ngân hàng cấp vốn 1.100 tỷ đồng để triển khai, nhưng Dự án Bright City của CTCP Đầu tư bất động sản AZ (AZ Land) không phải vì thế đã hết rủi ro.

 Việc dự án được chuyển đổi sang nhà ở xã hội là một tin tốt với chủ đầu tư và vì nhờ việc chuyển đổi, dự án có cơ hội được triển khai. Theo đó, mới đây, Dự án Bright City đã được Ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Hà Nội tài trợ 1.100 tỷ đồng từ gói tín dụng bất động sản 30.000 tỷ đồng. Với gói tín dụng này, Dự án Bright City được triển khai chủ yếu bằng vốn vay, chiếm tới gần 90%.

Theo ông Bùi Viết Sơn, với số tiền 1.100 tỷ đồng được ngân hàng tài trợ, cộng với vốn tự có của doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ triển khai và hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Thế nhưng, nếu không giải quyết thấu đáo những tồn tại đã lưu cữu, việc triển khai dự án này có thể làm phát sinh những hệ lụy. Hiện tại, việc chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại dự án bị một số khách hàng đặt cọc góp vốn mua nhà trước đó phản đối…xem thêm

Vì sao không mở rộng Tân Sơn Nhất?

Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, việc mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đạt công suất 40-50 triệu lượt hành khách vào năm 2025-2030 là không khả thi bởi các lẽ:

- Mở rộng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường người dân do ô nhiễm tiếng ồn, khí thải, không đáp ứng được các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, an toàn hàng không.

- Vùng trời phía bắc của Tân Sơn Nhất chồng lấn với sân bay quân sự Biên Hòa, còn phía nam lại là vùng cấm bay, gây ra hạn chế cho máy bay cất, hạ cánh.

Chi phí mở rộng Tân Sơn Nhất quá lớn. Cụ thể để nâng công suất thêm 20 triệu lượt cần khoảng 9,1 tỉ USD (di dời 140.000 hộ dân với khoảng 500.000 người). Đó là chưa kể chi phí, số dân dời đi thêm làm thêm đường tiếp cận, cơ sở hạ tầng đồng bộ…xem thêm

Thịnh Châu (TH)

Bài viết mới nhất