Con dâu có được hưởng thừa kế của mẹ chồng?
- 10/10/2014
- Pháp luật nhà đất
Trả lời
Về giấy từ chối nhận di sản:
Theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự, việc từ chối nhận di sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc từ chối không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
- Việc từ chối phải được lập thành văn bản và phải thông báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã nơi mở thừa kế;
- Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế.
Theo quy định nêu trên, nếu giấy từ chối nhận di sản của anh, em bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được pháp luật công nhận, anh em bạn không còn quyền hưởng di sản do bố bạn để lại. Ngược lại, nếu giấy từ chối nhận di sản của anh em bạn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì không được pháp luật công nhận, anh em bạn vẫn được quyền hưởng di sản của bố bạn để lại.
Về di sản mẹ bạn để lại:
- Trường hợp giấy từ chối nhận di sản của anh em bạn được pháp luật công nhận thì phần tài sản của bố bạn sẽ thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn; mẹ bạn sẽ là chủ sở hữu duy nhất toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng. Nếu khi mẹ bạn mất mà không có di chúc thì theo quy định tại Điều 675, toàn bộ di sản của mẹ bạn để lại sẽ được phân chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
- Trường hợp giấy từ chối nhận di sản của anh em bạn không được pháp luật công nhận thì sau khi mẹ bạn mất (mà không để lại di chúc) thì toàn bộ di sản thừa kế của bố và mẹ bạn cũng sẽ được phân chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Theo Điều 676 về người thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Nếu những người kể trên đều đã mất (hoặc không có) thì những người được hưởng thừa kế theo pháp luật di sản của bố, mẹ để lại sẽ là bạn và anh trai bạn.
Như vậy, trong các trường hợp nói trên thì chị dâu bạn cũng không được hưởng di sản do bố, mẹ bạn để lại, trừ trường hợp mẹ bạn có di chúc để lại di sản cho con dâu.
Ths, Ls Phạm Thanh Bình (VnExpress)
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...