Việt kiều chuyển tiền mua nhà phải chờ “thông tư”
- 20/07/2015
- Tin tức thời sự
“Chưa có hướng dẫn chi tiết”
Ông Trần Hòa Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết rất nhiều kiều bào ở nước ngoài rất vui khi biết được sắp tới họ được sở hữu nhà tại Việt Nam sau khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực ngày 1/7/2015. “Nhiều người trước nay chưa được đứng tên nhà thì nay được đứng tên nhà. Trước đây, họ nhờ người thân ở Việt Nam đứng tên thì nay căn nhà đã được là của họ. Họ phấn khởi lắm!”, ông Phương cho hay.
Ông Trần Hòa Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM nêu ý kiến cần thiết phải có thông tư hướng dẫn chi tiết việc chuyển tiền về Việt Nam để Việt kiều, người nước ngoài sớm sở hữu nhà ở Việt Nam. Ảnh: Nam Dương
Tuy nhiên, điều phấn khởi đó sẽ còn phải đợi thông tư hướng dẫn Luật Nhà ở 2014 và Nghị định. Nếu như trong Luật Nhà ở 2014 chỉ quy định chung các đối tượng được mua nhà thì trong dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014 cũng chưa nói rõ làm sao Việt kiều chuyển tiền về Việt Nam để mua nhà.
“Người nước ngoài chuyển tiền như thế nào? Cái này, Hiệp hội chúng tôi đề nghị bổ sung thêm bởi vì chúng ta tham gia công ước phòng chống rửa tiền. Vậy, người nước ngoài cần phải biết cách chuyển tiền vào Việt Nam như thế nào để không phạm luật? Ngân hàng nhà nước nên có hướng dẫn cụ thể về việc này”, ông Lê Hòang Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM nêu ý kiến.
“Làm theo quy định của ngân hàng”
Theo ông Trần Hòa Phương, việc chuyển tiền về Việt Nam để mua nhà của Việt kiều, người nước ngoài làm theo quy định của ngân hàng nhà nước. “Ngân hàng nhà nước có quy định nếu Việt kiều, người nước ngoài mang tiền về Việt Nam dưới 5.000 USD không phải khai (Hải quan). Ngân hàng không hạn chế số lượng mang tiền vào Việt Nam nhưng phải khai mục đích sử dụng tiền cho mua nhà thôi”.
Tuy nhiên, ông Trần Hòa Phương lại nói rằng, Việt kiều, người nước ngoài muốn mua nhà lại phải chứng minh nguồn tiền minh bạch. Chính điều này, đối tượng mua nhà lại cần các thông tư quy định chi tiết của ngân hàng nhà nước.
“Thông qua ngân hàng thương mại chuyển tiền hợp pháp để chống rửa tiền. Cho nên, việc này bắt buộc phải làm, mà cái đấy thì sẽ có hướng dẫn của ngân hàng nhà nước thực hiện việc này”, ông Phương nói.
Trong khi việc mang tiền về Việt Nam để mua nhà còn gặp nhiều trở ngại, đại diện một người có quyền lợi trong vấn đề này cũng mong chính phủ và các bộ ngành nên có các hướng dẫn cụ thể chi tiết để Luật Nhà ở 2014 sớm đi vào thực tiễn.
Để sở hữu một căn nhà ở Việt Nam, Việt kiều, người nước ngoài sẽ còn phải đợi nghị định, thông tư quy định chi tiết. Ảnh: Nam Dương
Người trong cuộc nói gì?
Ông Yushida, đại diện tập đoàn Kitakei tại Việt Nam cũng có ý kiến. Bản thân ông qua Việt Nam một thời gian tuy chưa có ý định mua nhà tại Việt Nam nhưng khi nghe nói đến Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, ông cho biết rất có thể sẽ mua nhà ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Yushida lại băn khoăn rất nhiều vấn đề trong việc mua nhà, trong đó có việc làm sao chuyển tiền về Việt Nam để mua nhà. Ông nói: “Tôi chưa biết mình phải làm những thủ tục gì. Vì thế, tôi rất mong Chính phủ, bộ ngành sớm có nghị định một cách cụ thể để chúng tôi bớt thời gian làm thủ tục”.
Ở góc độ chuyên gia, tiến sĩ Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức cũng cho rằng việc quy định chi tiết cách thức chuyển tiền về Việt Nam của Việt kiều, người nước ngoài nên nhanh chóng làm sớm.
“Nhiều luật sư hiện nay rất quan tâm vấn đề này để tư vấn cho Việt kiều và người nước ngoài nhưng hiện chưa có quy định nên họ cũng chưa biết phải tư vấn sao. Phải chờ thôi”, ông Hiếu cho hay.
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...