Vay vốn ngân hàng qua trung gian: Nhiểu người có thể mất trắng nhà đất

Dùng sổ đỏ thế chấp vay vốn ngân hàng thông qua một bên thứ ba, nhiều hộ dân tại Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng đang đứng trước nguy cơ mất trắng nhà, đất.

 Nhà đất, tiền bạc sau 1 năm đã “bốc hơi”

Sáng 23/4, gần 20 người dân đến từ các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang… đã mang theo băng rôn, khoác áo nêu những thông điệp ghi rằng họ là "nạn nhân" của một vụ lừa đảo đứng trước trụ sở Chi nhánh SeABank số 22 Láng Hạ (Hà Nội).

Các băng rôn này mang nội dung phản đối việc ngân hàng cùng doanh nghiệp thép Hương Thịnh lừa cho người dân vay vốn để chiếm đất và yêu cầu ngân hàng trả lại sổ đỏ cho người dân.

 

Vay vốn ngân hàng qua trung gian: Nhiểu người có thể mất trắng nhà đất

Nhiều người ăn mặc kỳ quái tụ tập để đòi trả sổ đỏ thế chấp trước cửa ngân hàng SeABank. Ảnh: Hoài Phong

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau hơn 1 năm mang sổ đỏ thế chấp để vay vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phân Đông Nam Á (SeABank) thông qua bên thứ 3 là công ty thép Hương Thịnh (Bắc Giang), đến nay nhiều hộ dân ở các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang… không những chưa nhận được tiền vay mà còn đối mặt với nguy cơ mất nhà, đất.

Lặn lội từ Hải Phòng lên thủ đô, anh Mai Xuân Long, người bị lừa mất số tài sản lớn bức xúc cho hay, phía SeABank đã cho công ty Hưng Thịnh vay nhiều chục tỉ đồng để đầu tư sản xuất thép. 

Tuy nhiên, do gặp sự cố nên số hàng trên bị phía SeABank niêm phong. Công ty thép Hương Thịnh cùng một số cò mồi đã lừa người dân thế chấp sổ đỏ của gia đình cho phía ngân hàng để được vay số vốn lên tới 70% giá trị thế chấp.

Thấy có thể vay 4 tỷ từ SeABank, anh liền đem cầm cố một căn nhà khác lấy 2 tỉ đồng tính lãi ngày để rút sổ đỏ căn nhà anh đang thế chấp ở Navi Bank sang vay tiền của SeABank. 
Ngân hàng hứa hẹn 15 ngày sau sẽ chuyển tiền cho gia đình anh. Tuy nhiên sau hơn một năm nay anh vẫn chưa hề nhận được một đồng nào. 

Căn nhà còn lại của anh đã bị người ta lấy mất do không còn đủ tiền chuộc. anh cùng nhiều người cùng cảnh ngộ đã năm lần bảy lượt tìm đến ngân hàng cũng như công ty thép Hương Thịnh đòi sổ đỏ mà không được. 

“Nhà tôi không còn đồng tiền nào. Đến đường cùng rồi tôi mới phải làm cách này”, anh Long tâm sự.

Chị Hằng, một khách hàng khác tại Đông Anh (Hà Nội) cũng bức xúc cho rằng, công ty Hương Thịnh và ngân hàng chắc chắn phải có mối quan hệ cấu kết với nhau để cùng lừa khách hàng, vì theo chị khi chị xin rút tài sản về thì Giám đốc Chi nhánh 22 Láng Hạ nói phải có tài sản khác tương đương với tài sản đã thế chấp thay thế vào mới rút ra được.

Chị Đỗ Thị Phương ở Hòa Lạc (Hà Nội) cũng chia sẻ, dù đã thế chấp sổ đỏ, ký hợp đồng 3 bên giữa ngân hàng, công ty thép và người dân nhưng đến nay sổ đỏ họ vẫn giữ mà tiền vốn thì chưa thấy đâu.

Đa số các khách hàng đều đang đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Người mất ít thì 2, 3 tỉ đồng còn nhiều thì lên tới 14, 15 tỉ đồng.

Đại diện truyền thông của SeABank cho biết, do công ty CP thép Hương Thịnh đang gặp khó khăn về tài chính và có thể mất khả năng chi trả, vỡ nợ nên các Chủ tài sản sợ bị xử lý tài sản đã kéo đến chi nhánh của ngân hàng gây áp lực. Qua quá trình làm việc, những người này cho biết họ không phải là cổ đông của công ty CP thép Hương Thịnh mà chỉ thế chấp tài sản để vay ké cùng công ty. 

Theo quan điểm của SeABank, sự việc xảy ra như vậy lỗi là do các Chủ tài sản và ngân hàng sẽ phối hợp cùng người dân yêu cầu công ty thép Hương Thịnh trả nợ hoặc bổ sung tài sản thay thế. 


Trong khi đó, trả lời về vấn đề này, đại diện của SeABank cho rằng, để sự việc xảy ra như hiện nay cũng có lỗi của các Chủ tài sản. Ngân hàng sẽ phối hợp cùng người dân yêu cầu công ty thép Hương Thịnh trả nợ hoặc bổ sung tài sản thay thế.

 Theo đại diện của ngân hàng này, tháng 6/2012, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thép Hương Thịnh và một số người tự nhận là cổ đông mới góp vốn vào Công ty Công ty Thép Hương Thịnh đến làm việc tại Phòng giao dịch Trần Duy Hưng của ngân hàng (thuộc Chi nhánh Láng Hạ). 

Nhưng người này đề nghị được thế chấp tài sản vào SeABank để Công ty Cổ phần Thép Hương Thịnh vay vốn kinh doanh. Các chủ tài sản cũng đã ký các văn bản cam kết  ghi rõ: Đã hiểu rõ tình hình tài chính, tình hình hoạt động của Công ty Hương Thịnh tại thời điểm bảo lãnh và hoàn toàn tự nguyện dùng tài sản để bảo lãnh cho Công ty vay vốn tại SeABank. Các Chủ tài sản cam kết không vay ké, Các chủ tài sản hiểu rõ nghĩa vụ của việc thế chấp tài sản, trong trường hợp Công ty Cổ phần Thép Hương Thịnh không trả được nợ, Chủ tài sản cam kết hợp tác vô điều kiện trong trường hợp phải bán tài sản để trả nợ thay.
 
Sau đó, việc thế chấp tài sản được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật (công chứng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ). 

Đến nay, khi biết Công ty Cổ phần Thép Hương Thịnh đang gặp khó khăn và có thể mất khả năng chi trả, vỡ nợ thì các Chủ tài sản đã đến Chi nhánh Láng Hạ yêu cầu giải chấp các tài sản bảo đảm. 

Qua quá trình làm việc thì các Chủ tài sản cho biết: Họ không phải là cổ đông của Công ty Cổ phần Thép Hương Thịnh như đã từng nói mà họ chỉ thế chấp tài sản để vay ké tiền.

Đến nay, do các Chủ tài sản vẫn chưa được Công ty Cổ phần Thép Hương Thịnh chuyển cho số tiền cần vay ké và do sợ bị xử lý tài sản thế chấp nên các Chủ tài sản kéo đến Chi nhánh Láng Hạ gây áp lực để đòi giải chấp tài sản đã thế chấp vào Ngân hàng.  

“Để sự việc xảy ra như hiện nay cũng có lỗi của các Chủ tài sản. SeABank đã tỏ rõ thiện chí và đề ra hướng giải quyết: Các Chủ tài sản phối hợp cùng SeABank yêu cầu Công ty CP Thép Hương Thịnh trả nợ hoặc bổ sung tài sản thay thế”, đại diện của SeABank khẳng định. 

 Theo Tinmoi.vn

Bài viết mới nhất