Thời hạn vay gói 30.000 tỷ nay kéo dài tới 15 năm
- 23/08/2014
- Tin tức thời sự
Thời gian vay vốn mua nhà đã được điều chỉnh lên 15 năm, thay vì 10 năm như hiện nay.
Theo Nghị quyết 61/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 02/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, vừa được Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực từ 21/8/2014, Chính phủ quyết định sửa đổi thời gian hỗ trợ đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tối đa là 15 năm, thay vì 10 năm theo Nghị quyết 02 khi vay vốn để mua, thuê mua nhà ở thương mại tại các dự án trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với việc kéo dài thời gian hỗ trợ, Chính phủ cũng quyết định bổ sung đối tượng được vay vốn mua nhà, gồm:
- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán kể cả nhà và đất không vượt quá 1,05 tỷ đồng.
- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức, được vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.
Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể mức vay vốn tối đa của các đối tượng này, đảm bảo nguyên tắc thấp hơn số tiền mà mỗi hộ gia đình, cá nhân được vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
- Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế; người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định 188/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể mức vốn tối thiểu của đối tượng này khi tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Nghị quyết cũng bổ sung một số ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân hàng Nhà nước chỉ định được tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở.
Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các dự án bất động sản đang triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, những dự án cần phải điều chỉnh, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường; dừng cấp phép đầu tư mới các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị và phát triển nhà ở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội; tạo điều kiện rút ngắn thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội, kể cả các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội và điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại nhằm đáp ứng nguồn cung về nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô nhỏ để cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở mua, thuê và thuê mua.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính xây dựng các cơ chế, chính sách tín dụng lâu dài và ổn định để cho các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội và người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội vay ưu đãi trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân phát triển quỹ nhà ở để cho thuê theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Cùng với việc kéo dài thời gian hỗ trợ, Chính phủ cũng quyết định bổ sung đối tượng được vay vốn mua nhà, gồm:
- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán kể cả nhà và đất không vượt quá 1,05 tỷ đồng.
- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức, được vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.
Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể mức vay vốn tối đa của các đối tượng này, đảm bảo nguyên tắc thấp hơn số tiền mà mỗi hộ gia đình, cá nhân được vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
- Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế; người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định 188/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể mức vốn tối thiểu của đối tượng này khi tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Nghị quyết cũng bổ sung một số ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân hàng Nhà nước chỉ định được tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở.
Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các dự án bất động sản đang triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, những dự án cần phải điều chỉnh, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường; dừng cấp phép đầu tư mới các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị và phát triển nhà ở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội; tạo điều kiện rút ngắn thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội, kể cả các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội và điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại nhằm đáp ứng nguồn cung về nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô nhỏ để cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở mua, thuê và thuê mua.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính xây dựng các cơ chế, chính sách tín dụng lâu dài và ổn định để cho các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội và người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội vay ưu đãi trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân phát triển quỹ nhà ở để cho thuê theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Từ Nguyên (VnEconomy)
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...