Người dân có nguy cơ vỡ nợ khi ham mua nhà lãi suất 6%
- 09/05/2013
- Tin tức thời sự
Người dân có nguy cơ vỡ nợ khi ham mua nhà lãi suất 6%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu người dân ham mua nhà với lãi suất thấp, đó là cái bẫy đưa ra để người dân vào mua nhà mà sau đó khi người dân đã chui vào rọ rồi thì muốn đẩy lãi suất lên lúc nào tùy thích là không được. Do chỉ quy định lãi suất trong ba năm đầu còn trong những năm tiếp theo sẽ thả nổi, điều này sẽ làm cho người dân có nguy cơ lâm vào bẫy tài chính.
Theo dự thảo thông tư về cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng nhà nước thì sẽ cho người dân vay tiền mua nhà với lãi suất 6% trong 3 năm đầu, còn những năm sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường. Trong khi các doanh nghiệp đầu tư bất động sản đang trông chờ vào gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng của nhà nước, thì trong đó có dự thảo này này ra đời.
Theo ông Nguyễn Trí Hiếu đánh giá thì đấy chẳng khác nào cái bẫy nhử người dân vay tiền mua nhà với lãi suất thấp. Khi người dân đã chui đầu vào bẫy rồi thì có thể kéo lãi suất tăng lên mà ngừơi dân không thể làm gì khác ngoài việc đâm lao thì phải theo lao. 6% là một mức lãi suất hấp dẫn nhưng nếu chỉ cố định trong 3 năm rồi thả nổi thì sau đó sẽ vô cùng bất ổn. Không có gì đảm bảo lãi suất sẽ không vọt lên 19-20% như từng xảy ra. 6% họ còn chịu được nhưng nếu cao hơn thì có thể rơi vào bẫy tài chính. Ông Hiếu bày tỏ quan điểm " Nhiều người dân sẽ vỡ nợ, việc bị siết nhà ra đường là chuyện có thể tính tới"
Hiện nay có một ngôi nhà để ổn định cuộc sống là niềm ao ước của nhiều người dân, vì vậy nguy cơ người dân suy nghĩ vay tiền mua nhà trong 3 năm đầu với lãi suất thấp còn sau này tính tiếp là chuyện có thể xảy ra.
Nếu sau này lãi suất tăng lên, nợ xấu xảy ra, ngân hàng sẽ siết nợ và thu hồi lại nhà, khi đó ngân hàng thu nnhà cũng chưa chắc bán được để bù lỗ, còn người dân chịu cảnh bơ vơ.
Theo ông Hiếu, nhà nước nên tính toán để cho vay với lãi suất từ 5 -10% n nhưng phải là lãi suất cố định. Thời gian trả nợ ít nhất 20 năm, thậm chí 30 năm thì người dân mới chịu được. Nếu lãi suất thả nổi thì nên quy định rõ việc điều chỉnh sẽ dựa trên những chỉ số cụ thể nào ( ví dụ như CPI) thay vì chỉ nói chung chung theo giá thị trường. Với người có nhu cầu vay vốn mua nhà, theo ông Hiếu, cần tính toán thu nhập của mình trong 3 năm vừa rồi có ổn định không. Nếu phải trả gốc và lãi cho ngân hàng quá 50% thu nhập mỗi tháng thì không nên vay. Cũng cùng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, cho rằng việc quy định mức lãi suất 6% cố định trong 3 năm đầu, còn những năm sau đó sẽ thế nào? Bài học về đại nạn cho vay bất động sản bên Mỹ đã có, nhưng chính chúng ta lại đi vào vết xe đổ của họ. Người ta cho vay với lãi suất ba năm đầu rất thấp để tiếp thị, kể cả những người không có khả năng chi trả dài hạn cũng vay mua nhà vì lãi suất quá thấp. Sau ba năm họ cho vay với lãi suất cao hơn, có thể cao hơn 50% so với lãi suất ban đầu. Những người đi vay mua bất động sản không có khả năng chi trả phải phá vỡ hợp đồng. Những hợp đồng cho vay thành nợ xấu không thu hồi được, ngân hàng ôm nợ xấu, cả nền kinh tế bị ảnh hưởng theo.
Ngân hàng nhà nước giải thích: " Cho vay với lãi suất 6% vì hiện tại lạm phát đang là 6%. Vậy sau ba năm lạm phát lên đến 10%,15% thì sao đây, vì thường cho vay mua nhà trong thời hạn là 10 đến 20 năm mà lãi suất theo giá thị trường thì cả người dân và ngân hàng đều khổ sở.
Ông Thành cảnh báo" Không thể chấp nhận một hợp đồng cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định. Rủi ro ở đây không chỉ đối với người mua mà còn cả ngân hàng và rộng hơn là cả nền kinh tế. Nói cụ thể hơn, người mua nhà chết, hệ thống ngân hàng chết thì sẽ kéo cả nền kinh tế chết theo".
Theo tin tức.
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...