Hoàn thiện quy trình tuyển dụng với những bước bắt buộc phải có

 

Là một nhà tuyển dụng, có lẽ mục tiêu công việc quan trọng nhất của bạn là thuê được nhân viên tài năng có thể đóng góp cho thành công và lợi nhuận cũng như giá trị văn hóa của công ty. Trên thực tế, có nhiều điều cần xem xét khi tuyển dụng nhân viên mới. Quy trình tuyển dụng có quá nhiều biến số và có thể tốn nhiều thời gian. Một số mẹo trong bài viết https://goodcv.vn chia sẻ có thể giúp bạn thể rút ngắn chu kỳ tuyển dụng, tìm được ứng viên tài năng và giữ chân họ, thúc đẩy họ cống hiến cho công ty.

  1. Xác định sự cần thiết của vị trí tuyển dụng

Bước đầu tiên trong bất kỳ quy trình tuyển dụng nào là xác định xem vị trí đó có thực sự cần thiết trong công ty của bạn hay không. Có một vài cách để giúp bạn quyết định. Nếu đây là vị trí bán hàng, hãy kiểm tra doanh số bán hàng của mỗi nhân viên. Bạn cũng có thể xem liệu khối lượng công việc của nhóm hiện có được đáp ứng chưa hay cần san sẻ cho nhân viên mới. Mục tiêu kinh doanh của công ty cũng sẽ thúc đẩy quyết định nhân sự.

Bên cạnh đó, ưu tiên trong tuyển dụng cũng bao gồm cả việc thông báo, nhờ trợ giúp từ bộ phận cụ thể - bộ phận cần bổ sung nhân lực.

  1. Lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết

Bước thứ hai trong quy trình tuyển dụng là lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới. Kế hoạch tuyển dụng cần xác định mô tả công việc hoặc đặc điểm kỹ thuật cho vị trí công việc, từ đó bạn mới nắm rõ yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm bạn tìm kiếm ở ứng viên. Cách viết mô tả công việc cho từng vị trí ngành nghề bạn có thể tham khảo Tại đây.

Ngoài ra, kế hoạch này cũng cần phân công vai trò của từng cá nhân, bộ phận, chẳng hạn như những ai tham gia phỏng vấn hoặc kiểm tra ứng viên.

  1. Công khai tính khả dụng của vị trí mở

Một bước quan trọng khác trong quy trình tuyển dụng là thông báo cho nhân viên hiện tại về việc công ty tuyển thêm người mới. Nếu bạn tin rằng bạn không có ứng viên nội bộ nào đủ điều kiện thì rõ ràng bạn buộc phải tuyển từ bên ngoài. Thế nhưng, giả sử như có ứng viên nội bộ đảm nhiệm được công việc thì bạn có thể gợi ý họ thử sức ở vai trò mới.

  1. Đánh giá CV

Sử dụng các kênh tuyển dụng như trang web công ty, web tuyển dụng: https://tuyendung.goodcv.vn, mạng xã hội, v.v. sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận được một lượng lớn CV. Lúc này, bạn sẽ phải dành thời gian để đánh giá và sàng lọc cơ bản, sau đó gửi lại CV bạn thấy ổn cho quản lý bộ phận chuyên môn. Bước này cực kỳ quan trọng đặc biệt là với các vị trí đặc thù như y tế, kỹ thuật, công nghệ hoặc khoa học.

  1. Phỏng vấn ứng viên có trình độ cao nhất, ứng viên phù hợp nhất

Có nhiều cách để tiến hành phỏng vấn ứng viên, trong đó bạn có thể trực tiếp mời họ đến trao đổi sau khi lọc CV hoặc phỏng vấn trước qua điện thoại để thu hẹp đối tượng. Để bước này trong quy trình tuyển dụng diễn ra trơn tru, điều quan trọng là bạn phải sắp xếp được lịch phỏng vấn phù hợp với nhân sự, ứng viên, trưởng bộ phận.

  1. Kiểm tra tham vấn thông tin và sơ yếu lý lịch

Sau phỏng vấn, nếu thấy ứng viên phù hợp thì bạn vẫn cần tìm hiểu thêm về họ bằng cách kiểm tra tham vấn thông tin cũng nhưu sơ yếu lý lịch để đảm bảo không có sai sót hoặc lừa dối nào ở đây. Ngoài ra, là một nhà tuyển dụng, bạn cũng nên nhanh nhẹn trong việc tìm kiếm mạng xã hội của ứng viên để biết được tính cách và xu hướng, mục tiêu của họ.

  1. Chọn người phù hợp nhất

Sau một loạt quá trình sàng lọc và đánh giá, cuối cùng bạn phải ra quyết định xem đâu là ứng viên phù hợp nhất. Hãy nhớ, một ứng viên giỏi nhất, xuất sắc nhất chưa chắc đã là người phù hợp với sứ mệnh và văn hóa của công ty bạn. Bởi mỗi công ty có những định hướng xây dựng văn hóa khác nhau. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này thì hãy truy cập https://goodcv.vn/blog/van-hoa-doi-song-nci24 để biết thêm thông tin chi tiết.

  1. Gửi lời mời làm việc

Khi bạn đã hoàn thành các bước trên, bạn có thể đưa ra lời mời làm việc bằng văn bản. Thông thường, thông báo này gồm email và cuộc điện thoại thông báo tin trúng tuyển cũng như đề xuất cuộc hẹn mới để trao đổi về lương, chế độ phúc lợi và các yêu cầu công việc cụ thể. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng đừng quên thông báo cho các ứng viên khác cũng tham gia phỏng vấn. Điều này có thể giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng của công ty.

  1. Đàm phán chi tiết mức lương và ngày bắt đầu làm việc

Đàm phán mức lương và ngày bắt đầu làm việc là một bước khác trong quy trình tuyển dụng mà bộ phận nhân sự phải phụ trách. Đến giai đoạn này, khả năng đàm phán, thỏa thuận của bạn sẽ được dịp phát huy. Những thông tin bạn đưa ra phải được cấp trên phê duyệt từ trước.

 

Mai Nguyễn

Bài viết mới nhất