Hà Nội cấm bán đất ven trục Nhật Tân - Nội Bài
- 12/03/2015
- Tin tức thời sự
Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý đất đai, xây dựng, quy hoạch hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài.
|
Theo đó, Thành phố yêu cầu, trong quá trình lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tỷ lệ 1/500, các sở ngành và UBND huyện Đông Anh, Sóc Sơn phải quản lý chặt chẽ đất đai, đầu tư, xây dựng công trình trong phạm vi ranh giới Đồ án quy hoạch.
Đặc biệt, lãnh đạo Thành phố yêu cầu, các đơn vị này “không được để xảy ra tình trạng chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép cũng như không giới thiệu địa điểm lập dự án đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết, cấp phép xây dựng”.
Những công trình cấp bách về quốc phòng, an ninh, dân sinh bức xúc phải báo cáo UBND TP chỉ đạo.
Trước đó, trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với UBND Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế xã hội 2015 và quy hoạch, cơ chế đầu tư trục Nhật Tân - Nội Bài, UBND TP.Hà Nội đã đề xuất quy hoạch, cơ chế đầu tư hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội đã lập quy hoạch chi tiết phát triển đô thị hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài theo hướng đồng bộ, hiện đại. Việc tổ chức đầu tư thực hiện quy hoạch hoàn thành sẽ tạo nên điểm nhấn cho không gian, kiến trúc khu vực cửa ngõ Thủ đô, tạo động lực thúc đẩy phát triển đô thị khu vực Bắc sông Hồng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài và cầu Nhật Tân đã được đưa vào sử dụng. Để khai thác, sử dụng có hiệu quả tuyến đường sau khi hoàn thành cùng với việc thực hiện phát triển đô thị theo quy hoạch thì việc đầu tư phát triển đô thị dọc hai bên tuyến đường là hoàn toàn cần thiết. Đây cũng là tuyến đường có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với cầu Nhật Tân tạo nên kết nối giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Theo quy hoạch chi tiết khu vực đô thị Nhật Tân - Nội Bài, nhu cầu đầu tư cho xây dựng hạ tầng khung và giải phóng mặt bằng đất sạch là 33.000 tỷ đồng, trong đó kết cấu hạ tầng khung dự kiến 22.200 tỷ đồng và giải phóng mặt bằng dự kiến 10.800 tỷ đồng.
Về cơ chế chính sách đặc thù và quản lý đầu tư phát triển hai bên đường Nhật Tân, Thủ tướng nhấn mạnh phải chủ động thu hồi đất. Nhà nước đứng ra thu hồi đất, thực hiện tốt chính sách đền bù, tái định cư, tinh thần là tái định cư tại chỗ. Trách nhiệm của Chính phủ cùng các Bộ, ngành chức năng và TP Hà Nội phải tính toán được nguồn vốn dự kiến phục vụ giải phóng mặt bằng khoảng 11.000 tỷ đồng; tiếp đó tiến tới xây dựng hạ tầng theo nguyên tắc đa dạng nguồn vốn (nguồn ODA, vốn ngân sách Nhà nước, vốn hỗ trợ, nguồn của địa phương, nguồn BOT).
Để triển khai nhanh các đự án hạ tầng khung, huy động nguồn vốn ứng trước của nhà đầu tư phát triển đô thị, TP Hà Nội đề xuất thực hiện theo phương án giao nhà đầu tư các dự án thành phần phát triển đô thị ứng vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung và được khấu trừ vào tiền sử đụng đất phải nộp trên cơ sở cân đối nguồn thu từ tiền sử đụng đất các đự án phát triển đô thị.
Theo Đầu tư
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...