Diện tích nhà ở bình quân đến năm 2015 đạt 23,5m2/người


Theo đó, diện tích nhà ở bình quân đến năm 2015 đạt 23,5m2/người, trong đó đô thị là 24,7m2/người và khu vực nông thôn là 18,6m2/người. Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố lên 33%, giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố xuống 0,8%. Đồng thời tổ chức triển khai nhà ở công vụ, nhà ở cho người có công với cách mạng, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội và nhà tái định cư. Tổng số vốn ngân sách địa phương đầu tư khoảng 202,6 tỷ đồng, phân bổ chủ yếu cho nhà ở xã hội 90 tỷ đồng, nhà ở công nhân 63,2 tỷ đồng… Tăng quỹ đất ở tại khu vực đô thị và nông thôn thêm khoảng 504ha. Duy trì quản lý quỹ đất 20% tại các dự án để xây dựng nhà ở xã hội và tăng tỷ lệ nhà chung cư tại đô thị lên 18%, đến 2020 là 22% và năm 2030 là 31%.

Hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội Bình Dương đang ngày được đầu tư mở rộng, tạo điều kiện cho việc đầu tư phát triển nhà ở và thu hút nhân lực

Mục tiêu từ năm 2016 – 2020, tăng diện tích nhà ở bình quân đạt 30m2/người, trong đó đô thị là 31,4m2/người và nông thôn là 24,1m2/người. Tăng tỷ lệ nhà kiên cố lên 50%, giảm nhà thiếu kiên cố xuống còn 0,7%. Tăng quỹ đất ở tại khu vực đô thị và nông thôn lên 2.519ha, tăng tỷ lệ nhà cho thuê từ 5% năm 2015 lên 7% giai đoạn 2016-2020 và 10% năm 2030. Tổng vốn đầu tư nhà ở giai đoạn này khoảng 1.298 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư xây dựng dành cho các loại nhà ở.

Đến năm 2030, Bình Dương phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt 33m2/người, trong đó đô thị là 34,3m2/người và nông thôn là 25,8m2/người. Tiếp tục cải tạo chỉnh trang nhà ở đã có, tăng tỷ lệ nhà kiên cố lên 80%, giảm nhà thiếu kiên cố xuống còn 0,5%.



Theo Báo Xây dựng

Bài viết mới nhất