Địa ốc nội tăng tốc "mượn" vốn ngoại làm dự án
- 24/04/2016
- Tin tức thời sự
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Trong đó, dự thảo này dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40%; đồng thời, nâng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh Bất động sản từ 150% lên 250%. Điều này cho thấy dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản bị thu hẹp đáng kể. Các chủ đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn để triển khai các dự án.
Để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp địa ốc trong nước đã chủ động tìm đến những đối tác cùng ngành để nhận được sự hợp tác về tài chính trong các dự án liên tiếp gần đây; đồng thời, doanh nghiệp đã tìm đến những nguồn vốn khác ngoài ngân hàng.
Kể từ khi công ty địa ốc An Gia Invesment "bắt tay" với quỹ đầu tư của Nhật Bản là Creed Group để vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm phát triển nhiều dự án lớn tại TP.HCM, mới đây các công ty khác như L&L cũng nhận được khoản vốn 400 tỷ đồng từ quỹ đầu tư SynGience của Singapore là theo từng giai đoạn để phát triển dự án chung cư Depot Tham Lương. Tiếp đó, một quỹ đầu tư khác Singapore cũng hợp tác với công ty địa ốc Phúc Khang để "thầu" hàng trăm căn hộ của doanh nghiệp này.
Mới đây nhất, Công ty CP đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) đã trao chứng nhận cho Công ty TNHH Keppel Land (Keppel Land) thông qua công ty con là Ibeworth Pte. Ltd. (Ibeworth) về việc đăng ký mua 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi đáo hạn năm 2020 với lãi suất thường niên 7%. Ông Steve Chu, Tổng Giám đốc Nam Long, cho biết khi giá trị cổ phiếu này được chuyển đồi thành cổ phần, thì lập tức Kappel sẽ sở hữu 15% cổ phần của Nam Long.
Được biết, năm 2015, Keppel Land từng thông qua Ibeworth, đăng ký mua 7,1 triệu cổ phiếu được phát hành mới của Nam Long, chiếm khoảng 5% cổ phần của công ty, với tổng giá trị giao dịch gần 141 tỷ đồng.
Keppel Land thì cho rằng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển nhất trong khu vực ASEAN. Các luật liên quan đến BĐS ra đời và tốc độ đô thị hoá đã mở cửa rộng lớn cho thị trường trong thời gian tới. Tiền chuyển đổi qua thương vụ này này sẽ được sử dụng vào đầu tư các dự án nhà ở hợp túi tiền.
Theo nhận định của Keppel Land, trên 20 năm có mặt tài Việt Nam, tiên phong trên thị trường BĐS với tiêu chí dài hạn. Thị trường BĐS Việt Nam sẽ có những triển vọng daì hạn tích cực. Khung pháp lý cho thị trường BĐS đã được nới lỏng nhất định. Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu đô thị hoá rất rõ, rất cao, VN đang có triển vọng thu hút các nhà đầu tư về mặt dài hạn. Hiện tập đoàn này đang phát triển nhiều dự án riêng tại nhiều địa phương khác nhau, có chất lượng cao với tiêu chuẩn quốc tế.
Cũng theo tiết lộ của Keppel Land, trong quý 2/2017 tập đoàn này sẽ đầu tư phát triển nhiều dự án văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp tại TP.HCM.
Hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, xu hướng của các nhà đầu tư BĐS ngoại đã có sự thay đổi khi quan tâm nhiều đến hạng mục phục vụ cho nhu cầu nội địa, đó là BĐS nhà ở, bán lẻ, vốn có tính thanh khoản cao trên thị trường.
Theo Trí thức trẻ
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...