‘Bất động sản sẽ không đổ vỡ trước căng thẳng Biển Đông’
- 11/06/2014
- Tin tức thời sự
- Theo ông, thị trường bất động sản hiện nay chịu sức ép thế nào trước lo ngại Trung Quốc sẽ trả đũa Việt Nam về mặt kinh tế khi căng thẳng Biển Đông leo thang?
- Chúng ta đang ở thế giới phẳng và các nền kinh tế phải phụ thuộc lẫn nhau. Bởi vậy, nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng sẽ không đi riêng một con đường mà phụ thuộc vào nhiều nước. Chưa dự đoán được cụ thể mức độ ảnh hưởng song trong trường hợp kinh tế bị ảnh hưởng thì bất động sản sẽ “phản ứng” đầu tiên. Bởi thực tế, trước kia khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bị điều chỉnh, bất động sản phần nào cũng bị ảnh hưởng.
Thực tế hiện nay, Việt Nam đang thiếu kênh đầu tư và không có nhiều ngành để phát triển giá trị gia tăng. Ví dụ như công nghiệp hay nông nghiệp mang lại giá trị gia tăng rất vừa phải. Kênh đầu tư mọi người quen thuộc nhất theo tôi vẫn là bất động sản. Bất động sản vừa qua rất hay bị đổ lỗi nhưng “dư chấn” từ bên ngoài như căng thẳng Biển Đông chính là cơ hội cho bất động sản phát triển và chứng minh lại vị trí của mình trong nền kinh tế. Bởi chúng ta có tốc độ tăng trưởng dân số rất lớn, nguồn cầu thực về nhà ở lớn, tốc độ tăng trưởng và mở rộng đô thị mới chỉ đạt 30%, bởi vậy Việt Nam còn chặng đường dài phía trước.
Trong lĩnh vực bất động sản, chủ đầu tư Việt Nam đang nắm rất chắc công nghệ phát triển dự án, bán hàng, quản lý, chúng ta làm được sắt, thép, gạch ngói, xi măng và không phụ thuộc ai cả và người mua hàng chủ yếu là người Việt. Bởi vậy, tôi vẫn nghĩ đây sẽ là cơ hội tích cực là thời điểm tốt để bất động sản chứng minh vị trí của mình.
Ông Trần Như Trung: 'Bất động sản sẽ không đổ vỡ".
- Vậy bất động sản sẽ ra sao nếu một số nhà đầu tư rút khỏi Việt Nam?
- Tôi nghĩ cách đây khoảng 8 năm, nếu những nhà đầu tư ngoại rút lui thì tình hình sẽ rất “căng” bởi chúng ta phụ thuộc nhiều vào công nghệ, thiết bị của họ. Nhưng đến nay, tất cả những mô hình này, Việt Nam đã tiếp cận và hoàn toàn làm chủ. Nhớ lại hồi xưa, chúng ta chỉ chen nhau bán lô đất thôi chứ cũng không có sản phẩm nào xuất sắc thì nay chúng ta đã làm được nhiều thứ, có nhiều tòa nhà hiện đại, có nhiều môi giới chuyên nghiệp. Rõ ràng, chúng ta phải trân trọng nhiều thứ mà doanh nghiệp FDI mang lại. Đúng là có thể có quan ngại nhưng điều quan trọng nhất, tôi cho rằng trong lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp Việt Nam đã làm rất tốt về hấp thu các kiến thức công nghệ, khoa học kỹ thuật cũng như chuyên môn trong thời gian qua.
Khi nhà đầu tư rút đi, đúng là có thể có những quan ngại về mặt tài chính, song theo tôi, bất động sản sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Bởi có thể nhiều lĩnh vực sản xuất công nghệ cao cũng như xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
- Có quan điểm cho rằng, khả năng tín dụng cho bất động sản sẽ bị siết nếu các mục tiêu tăng trưởng về kinh tế bị điều chỉnh, ông chia sẻ nỗi lo này thế nào?
- Nguồn tín dụng sẽ nuôi sống bất động nhưng ngân sách Nhà nước hay các địa phương cũng thu lớn từ địa ốc. Đó là mối quan hệ song song hai chiều. Sức ép hiện nay là làm sao để chúng ta có giá trị gia tăng từ đất đai nhiều hơn, có như vậy bât động sản mới không bị ảnh hưởng dư chấn bên ngoài.
Những tác động mang tính đột biến từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến bất động sản nhất là trong bối cảnh địa ốc vừa trải qua giai đoạn điều chỉnh sâu. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải hết sức bình tĩnh, bởi nhà vẫn là của mình, đất của mình, thị trường của mình. Tôi cho là kịch bản đỗ vỡ cung cầu như năm 2009 sẽ không xảy ra. Còn việc siết tín dụng năm 2011 chỉ là hệ quả của việc đổ vỡ cung cầu, đạt tăng trưởng bằng vốn một thời gian dài. Bởi vậy, kịch bản tái diễn chắc chắn sẽ không xảy ra, tôi cũng không mong bất động sản lên cơn sốt. Nó cũng giống như cơ thể người, nhiệt độ 37 là ổn, chứ lên tới 39 độ là phải uống thuốc giảm sốt ngay.
- Vừa qua, trong vòng 5 ngày, giá vàng tăng tới 1,5 triệu đồng mỗi lượng, chứng khoán tăng tới 10 điểm. Ông bình luận thế nào nếu người dân đổ vào các kênh này và quay lưng lại với thị trường bất động sản?
- Tôi nghĩ về tương lai dài hạn, lợi thế của bất động sản là thanh khoản chậm. Tức là người ta phải ra quyết định rất lâu sau đó mới có thể bán được hàng. Còn thị trường buôn bán theo giờ như vàng, chứng khoán sẽ phản ứng tức thì khi có những thay đổi đột biến từ bên ngoài. Rất may cho bất động sản là để giao dịch thành công cần có độ trễ, bởi vậy, người mua có thời gian để suy nghĩ nhiều hơn. Bởi vậy các quyết định đưa ra cũng cân nhắc và chính xác hơn. Chẳng ai đi bán nhà đất để mua vàng hay chứng khoán vì khi bán được một căn hộ thì tôi e giá vàng đã điều chỉnh rồi.
- Trong bối cảnh hiện nay, mối lo ngại nhất của ông đối với bất động sản là gì?
- Nếu tình hình Biển Đông tiếp tục như thế này thì tâm lý nhiều người sẽ bị ảnh hưởng. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển nước ta làm nhiều người Việt Nam phẫn uất, tức giận. Điều này phần nào làm việc kinh doanh bị phân tâm, sao nhãng. Trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng, không chỉ cá nhân tôi mà tất cả chủ đầu tư sẽ dẹp chuyện dự án này lời hay lãi, giá cao hay thấp sang một bên để hướng về Biển Đông.
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...