Quyền lợi đối với bất động sản

Chúng ta thấy rằng có rất nhiều loại quyền liên quan đến bất động sản. Dưới đây là những loại quyền phổ biến nhất:

1/ Đối với đất đai:

Về mặt lý thuyết có 3 hình thức chiếm hữu đất đai:

  • · Sở hữu vĩnh viễn: Sở hữu đất đai được công nhận bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp. Đây là hình thức sở hữu đất cao nhất.
  • · Thuê theo hợp đồng: Đất thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn hoặc đất công của Nhà nước có thể được đem cho thuê theo hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn. Những hợp đồng cho thuê đất cũng thường được lưu hồ sơ bằng các chứng thư, và cũng có thể kéo dài thời hạn.
  • · Quyền sử dụng đất: tương tự như cho thuê theo hợp đồng nhưng thường gắn liền với một hoạt động nhất định trên vùng đất cho thuê như: du lịch, trồng rừng…

Trong hoàn cảnh của nước ta, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 quy định đất đai là thuộc sở hữu của toàn dân, không thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai.

2/ Đối với công trình:

các hình thức sở hữu các công trình như sau:

  • · Sở hữu vĩnh viễn: khi chủ sở hữu đất cũng sở hữu luôn các công trình ở trên khu đất ấy.
  • · Thuê theo hợp đồng: các công trình nằm trên khu đất được đem cho thuê theo hợp đồng.

Quyền sở hữu tư nhân về bất động sản bao gồm quyền chiếm hữu, kiểm soát, thưởng thức, sử dụng, bán, vứt bỏ.

Theo Bộ luật dân sự năm 2005 quyền về bất động sản gồm có:quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.

  • · Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
  • · Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • · Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

(Tài sản trong bài viết này được hiểu là bất động sản)

Ngoài ra theo quy định tại chương XVI Bộ luật dân sư 2005 thì Bất động sản còn có 1 số quyền sau đây:

  • · Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản.

Theo điều 266: Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản, những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.

- Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí, hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

  • · Quyền yêu cầu sữa chữa, phá dở bất động sản liền kề.

Theo điều 272: Trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sữa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó.

  • · Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (Điều 273)
  • · Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.( Điều 275)
  • · Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề.( Điều 276)
  • · Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề (Điều 277)

Bài viết mới nhất