Ngành xây dựng 2013: Đầy cố gắng và nỗ lực
- 09/01/2014
- Tin tức thời sự
Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước còn khó khăn; thị trường BĐS vẫn trầm lắng, Bộ Xây dựng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013; Nghị quyết số 02/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu…
Chính xác, trên phạm vi toàn quốc, diện tích nhà ở bình quân khoảng 19,6 m2 sàn/người (tăng 0,6m2 sàn/người so với năm 2012); cả nước có khoảng 1.000.000 m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương với khoảng 20.000 căn hộ.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng nói trên tăng 7% so với năm 2012; giá trị tăng thêm đạt khoảng 191.631 tỷ đồng (tăng 5,3% so với năm 2012). Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm năm 2013 là 151.125 tỷ đồng, đạt mức tăng 5,83% so với năm 2012, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước, cao hơn mức tăng của khu vực công nghiệp và xây dựng (5,43%), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nước.
Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) với quan điểm đổi mới căn bản là phân định rõ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác phải có phương thức và phạm vi quản lý khác nhau; Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về xây dựng phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình và chi phí xây dựng theo cơ chế "tiền kiểm"; Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị để kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, với rất nhiều cơ chế ưu đãi áp dụng đối với các dự án phát triển NƠXH…
Trong năm 2013, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện trình Quốc hội, Chính phủ 17 dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: 3 dự án Luật và 1 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; 3 dự thảo Nghị định và 10 dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số có 4.124 dự án NƠXH trên toàn quốc đang được triển khai, với quy mô khoảng 78.700 căn, bao gồm: 85 dự án NƠXH cho người thu nhập thấp, quy mô trên 51.895 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 23.822 tỷ đồng; 39 dự án NƠXH cho công nhân, quy mô khoảng 27.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 6.850 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2013 đến nay, có 15 dự án NƠXH được triển khai xây dựng mới. Các chủ đầu tư tiếp nhận 6.018 hồ sơ đăng ký mua NƠXH, ký hợp đồng bán 1.050 căn.
Tồn kho BĐS giảm dần
Tổng cộng có 5.570 dự án đăng ký chuyển đổi từ NƠTM sang NƠXH, với quy mô xây dựng khoảng 34.837 căn, tổng mức đầu tư khoảng 20.567 tỷ đồng; có 62 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, 31.999 căn hộ (số lượng ban đầu), điều chỉnh thành 40.500 căn hộ (tăng 8.501 căn).
Tính trên phạm vi toàn quốc, đến ngày 15/12/2013, tổng giá trị tồn kho khoảng 94.458 tỷ đồng , giảm 26,5% so với quý I/2013, tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ vừa và nhỏ. Các căn hộ có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các đô thị lớn được tiêu thụ mạnh, hầu như không còn tồn kho.
Thị trường Hà Nội năm 2013 có khoảng 6.450 giao dịch tại các dự án, trong đó quý I: 800 giao dịch, quý II: 1.050 giao dịch, quý III: 1.600 giao dịch và quý IV: khoảng 3.000 giao dịch. Thị trường Tp.HCM có khoảng 9.360 giao dịch, trong đó quý I: 1.300 giao dịch, quý II: 1.590 giao dịch, quý III: 2.800 giao dịch.
Tính chi tiết, tồn kho căn hộ chung cư: 20.012 căn (29.230 tỷ đồng), tồn kho nhà thấp tầng: 13.585 căn (24.140 tỷ đồng), tồn kho đất nền: 10,800 triệu m2 (34.890 tỷ đồng), đất nền thương mại: 2,002 triệu m2 (6.199 tỷ đồng); Hà Nội tồn kho 6.580 căn chung cư và thấp tầng (12.900 tỷ đồng), Tp.HCM tồn kho 7.830 căn chung cư, 0,26 triệu m2 đất nền (17.480 tỷ đồng).
Tổng cộng có 68.649 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của ngành xây dựng tại thời điểm 1/1/2013 (tăng 4.369 DN so với thời điểm 1/1/2012); tổng số lao động khoảng 2.283.300 người. Ước năm 2013, tổng số DN đăng ký thành lập mới là 10.635; tổng số các DN ngừng hoạt động hoặc giải thể là 10.077.
Tồn kho BĐS trung, cao cấp
Là một trong số những mặt tồn tại mà Bộ Xây dựng thừa nhận chưa thể giải quyết. Theo đó, DN phải thu hẹp quy mô, giảm bớt công suất sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người lao động; tiến trình thực hiện tái cơ cấu DN còn chậm. Đồng thời, Bộ Xây dựng thừa nhận: việc phát triển NƠXH tại một số địa phương chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được nhiều DN tham gia đầu tư; nguồn cung NƠXH thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế; chất lượng dịch vụ, công tác quản lý sử dụng chung cư ở một số dự án khu nhà ở vẫn còn nhiều bất cập.
28/185 là thứ hạng của Việt Nam trong chỉ số về giải quyết thủ tục cấp giấy phép xây dựng (GPXD) trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về bộ 11 chỉ số đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, thứ hạng trên đã tăng 39 bậc so với năm 2012 (67/183) và là 1 trong 2 chỉ số có mức tăng thứ hạng so với 2012. Tuy nhiên, 9 chỉ số còn lại đều giảm thứ hạng.
Tổng cộng có 104.015 DA nhà ở và khu đô thị mới trên 61 tỉnh thành cả nước, với tổng mức đầu tư khoảng 4.486.674 tỷ đồng, diện tích theo quy hoạch là 102.228 ha, tổng diện tích đất xây dựng nhà ở theo quy hoạch là 36.076 ha. Trong đó, 3.258 DA được tiếp tục triển khai (diện tích đất 81.565 ha, diện tích xây dựng nhà ở 29.545 ha); 455 DA cần được điều chỉnh cơ cấu (diện tích đất 21.087 ha; diện tích xây dựng nhà ở 7.793 ha). Riêng Hà Nội có 285 DA cần điều chỉnh, Tp.HCM có 33 DA cần điều chỉnh. 287 DA bị tạm dừng triển khai (diện tích đất 14.819 ha, diện tích xây dựng nhà ở 4.395 ha).
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...