Mua nhà mặt phố để kinh doanh và hệ lụy của nó

Mua nhà mặt phố, có thể nói là ước mơ lớn của đại bộ phận người dân Việt Nam. Nhà mặt phố nói một cách chính xác đang là điểm tựa vững chắc về việc làm và thu nhập cho người dân. Nhà mặt phố có thể dùng vào nhiều việc, việc đơn giản nhất với thu nhập ổn định nhất là cho thuê kinh doanh mở cửa hàng, và nhà hàng, hay là karaoke. Nhưng chính vì việc dùng nhà mặt phố vào việc kinh doanh có thể nói là vô cùng thoải mái như hiện nay đang khiến cho toàn xã hội đang phải gánh chịu nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là về giao thông và môi trường.

Nhiều tuyến phố ở Hà Nội, hay TPHCM ùn tắc kéo dài hàng km, và hàng giờ đồng hồ suốt nhiều năm qua, những con phố vốn đã nhỏ nay càng chật hẹp hơn vì rất nhiều cửa hàng mọc ra và đường dành cho người đi bộ cũng không còn. Chưa có một thống kê chính thức nào về nhà ở mặt phố chưng dụng vào mục đích kinh doanh, nhưng chỉ cần quan sát những tuyến phố chính ở Hà Nội thì không dưới 90% những căn nhà ở mặt phố bị trưng dụng để kinh doanh buôn bán hoặc cho thuê để buôn bán. Mỗi cửa hàng như vậy lại cần không gian để xe cho khách, và nếu không có thì khách phải đứng dưới lòng đường để mua, dẫn đến hậu quả là ùn tắc giao thông. Tiến sĩ Nguyễn Xuận Thủy, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Giao thông cho hay:” Năm qua chúng ta đã hưởng đủ những hậu quả do việc thực hiện việc buôn bán tràn lan ở hè phố, đường phố. Hè phố bị chiếm dụng, mặt đường bị co hẹp lại, người đi bộ không có đường đi, lưu tốc đi lại bị hạn chế, làm cản trở đến hoạt động giao thông vận tải”. Vào ban đêm, ở các tuyến đường ẩm thực, những chất thải từ các nhà hàng mặt phố được xả ngay ra đường, đủ các loại tạp chất, được thải ra môi trường và đường xá. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, P. Viện trưởng viện chiến lược chính sách TN&MT, phản đối việc sử dụng đất không đúng mục đích và không đúng theo quy định của nhà nước.

Việc nhà ở mặt phố sử dụng cho mục đích kinh doanh, gây ra ách tắc giao thông đã từng xuất hiện ở nhiều quốc gia lớn, thậm chí là Mỹ từ nhiều năm trước. Vấn đề là phải kiên quyết trong quy hoạch đô thị và tạo ra đấy đủ các điều kiện trong việc kinh doanh sau quy hoạch. Có như thế, các nhà quản lý mới có thể đạt được mục đích quy hoạch, hộ kinh doanh cũng hài lòng khi di chuyển đến những khu vực mới theo quy định. Tại nước Mỹ đã từng diễn ra tình trạng như ở Việt Nam, và các nhà quản lý đã phải tách biệt khu vực dân cư và khu vực kinh doanh buôn bán. Ban đầu, người dân cảm thấy khó chịu với chính sách này, nhưng sau nhiều năm, hiện tượng ách tắc giao thông giảm đáng kể, điều quan trọng là khi quy hoạch phải chú ý đến yếu tố thuận tiện giao thông, đầy đủ các dịch vụ, mua sắm, ăn uống… Điều này cũng giúp đảm bảo doanh thu cho các cửa hàng khi phải chuyển đến khu quy hoạch mới.

Cho đến nay Bộ Xây dựng đã rút lại dự thảo luật nhà ở sửa đổi, với mục đích cấm sử dụng nhà ở cho mục đích kinh doanh nhất định, có thể có nhiều lý do khiến cho dự thảo khó có thể trở thành luật, thế nên với việc sử dụng nhà ở, đặc biệt là nhà ở mặt phố, cho mục đích kinh doanh tràn lan, dẫn đến việc ách tắc giao thông, và ảnh hưởng đến môi trường đô thj như hiện nay, đã tạo ra một vẫn đề cấp thiết là chúng ta có nên thay đổi ngay từ bây giờ hay không, bởi thế hệ tương lai có thể trở thành những người hưởng thụ thành quả, cũng có thể trở thành những người phải gánh chịu hậu quả cho chính những quyết định của ngày hôm nay. 

Bài viết mới nhất