Giảm nhiều thời gian, thủ tục trong việc cấp phép xây dựng


Hiện thời gian thực hiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tại nhiều địa phương chỉ từ 15 đến 20 ngày

Theo Báo cáo năm 2015 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số về thủ tục cấp giấy phép xây dựng của Việt Nam đã lên vị trí xếp hạng 22/189 quốc gia, xếp trên Malaysia (26), Lào (107), Philippines (124), Indonesia (153), Trung Quốc (179), đứng sau Thái Lan (6).

Tại Báo cáo năm 2016, vị trí xếp hạng này đã tăng thêm 10 bậc, đứng thứ 12/189 quốc gia, trong đó được xếp trên Malaysia (15), Thái Lan (39), Lào (42), Philippines (99), Indonesia (107), Trung Quốc (176).

Chỉ số về thủ tục cấp giấy phép xây dựng của Việt Nam trong năm 2015 và 2016 được ghi nhận là một trong những chỉ tiêu xếp hạng tốt trong đánh giá chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Thời gian vừa qua, công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng cũng đã được quan tâm, đẩy mạnh. Năm 2015, số công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đã giảm đáng kể, còn khoảng 3,7% so với công trình được xây dựng, giảm khoảng 4,3% so với năm 2014; số công trình xây dựng sai với giấy phép được cấp cũng giảm đáng kể, còn khoảng 1,11% giảm 1% so với năm 2014.

Các địa phương đã cơ bản chấp hành các quy định về thời gian và trình tự thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng.

Cùng với các quy định về cấp phép xây dựng theo Luật Xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, để tiếp tục cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện cấp phép xây dựng, ngày 30/6/2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 15/2016/TT-BXD hướng dẫn cụ thể và chi tiết các điều kiện, quy trình cấp phép giấy phép xây dựng theo hướng đơn giản hóa, thực hiện song song, đồng thời và một cửa liên thông các thủ tục hành chính; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân thực hiện công tác cấp phép xây dựng.

Như vậy, tính đến nay, hệ thống các quy định về cấp giấy phép xây dựng đã có nhiều đổi mới hướng tới việc ngày càng minh bạch, đơn giản, thuận lợi.

Đơn giản hóa trình tự thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp phép

Kế thừa các quy định của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP, Thông tư số 15/2016/TT-BXD tiếp tục đơn giản và giảm thiểu thủ tục hành chính, trình tự thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho phép người đề nghị cấp giấy phép xây dựng yêu cầu thực hiện đồng thời, song song các thủ tục hành chính; được đề nghị cấp phép theo giai đoạn (cấp đặc biệt, cấp I) và được đề nghị cấp giấy phép xây dựng một lần hoặc nhiều lần cho các công trình của cả dự án.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng, Luật Xây dựng cũng quy định bổ sung 6 loại công trình được miễn giấy phép so với Nghị định 64/2012/NĐ-CP, gồm:

- Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng;

- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

- Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt;

- Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, đối với công trình có thiết kế đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì tài liệu về thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp cấp phép xây dựng yêu cầu đơn giản (chỉ có một số bản vẽ chủ yếu kiến trúc và bản sao thông báo kết quả thẩm định thiết kế kèm theo).

Hình thức hồ sơ cũng được đơn giản hóa, chủ đầu tư có thể nộp hồ sơ ở dạng bản sao hoặc ở dạng tệp tin điện tử (chứa ảnh chụp các loại tài liệu).

Thay cho yêu cầu phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hồ sơ, người đề nghị cấp giấy phép có thể nộp các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai. Đối với nội dung này, thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, hiện nay, Bộ Xây dựng đã hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về các loại giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất để cấp Giấy phép xây dựng theo ý kiến góp ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 9/2016.

Riêng đối với một số loại công trình như cột điện, biển quảng cáo, công trình viễn thông… được xây dựng trên đất không phải đất phi nông nghiệp không thể chuyển mục đích sử dụng đất, Bộ Xây dựng đã quy định cụ thể tại Thông tư số 15/2016/TT-BXD, theo đó, giấy tờ về đất là bản sao (hoặc tệp tin) văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của UBND cấp huyện.

Giảm thời gian cấp giấy phép xây dựng

Luật Xây dựng năm 2014 quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện (nhưng không được quá 10 ngày).

Trên thực tế, theo báo cáo của một số địa phương thì thời gian thực hiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình chỉ từ 15 đến 20 ngày, điển hình như Bình Dương, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Đà Nẵng.

Tại Văn bản số 1187/BXD-PC ngày 16/6/2016 về rà soát các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị thời gian thực hiện cấp 
Theo Đầu tư

Bài viết mới nhất