Cầm cố nhà đất ở TPHCM để vay tiền: cẩn thận lừa đảo
- 04/10/2013
- Tin tức thời sự
Cụ thể gần đây có một số vụ lừa đảo người dân tại TPHCM, đã dấy lên lời cảnh báo cho những người nhẹ dạ cả tin khi tham lãi suất cao mà cho vay một số tiền lớn, trong khi chưa biết đươc tính pháp lý của nhà đất thế chấp. Có ít nhất 21 hộ dân tại TPHCM có nguy cơ mất một số tiền lên đến 4 tỷ đồng vì đã nhẹ dạ, cả tin, bị một số đối tượng lợi dụng dùng một căn nhà không phải của mình đi cầm cố cho nhiều đối tượng và chiếm đoạt nhiều tài sản. Điều đáng nói ở đây là hợp đồng cam kết giữa hai bên có quá nhiều sơ hở, đang khiến cho số hộ dân này rơi vào bế tắc khi muốn đòi lại số tiền đã trót đưa cho các đối tượng vay.
Hai cuộc họp kín hòa giải giữa 21 hộ dân và đối tượng đi vay tiền là Ông Lê Anh Dũng, ngụ tại quận 8 TPHCM đã bất thành. Ông Dũng bằng nhiều lý do đã không có mặt tại các cuộc họp này. Ông Phạm Văn Nhung là một trong số 21 hộ dẫn đã cho ông Dũng vay tiền cho biết: Ông đã cho Ông Dũng vay 250 triệu đồng, lãi suất 5% một năm, một tháng lãi 1 triệu đồng, hợp đồng vay tiền có công chứng tại quận 5 TPHCM. Ngay sau đó, ông Nhung và ông Dũng tự lập hợp đồng cầm cố nhà , theo đó ông Dũng thế chấp 2 căn nhà là 125/49/2 và căn 125/49 đường Âu Dương Lân, Quận 8, hai căn nhà này đều được cho thuê. Thay vì trả lãi hàng tháng, ông Dũng sẽ đưa cho ông Nhung số tiền cho thuê nhà này là 7 triệu đồng/ tháng. Chênh lệch giữa tiền lãi hàng tháng và tiền thực được hưởng đã khiến cho nhiều nạn nhân, cũng như ông Nhung không suy xét kỹ trước khi cho vay cầm cố nhà. Cùng một căn nhà, ông Dũng đã dùng những chiêu bài tương tự dùng để lừa gạt 10 người khác nhau. Vụ việc chỉ vỡ lở khi bà con tìm đến sau nhiều tháng ông Dũng không trả lãi vay.
Trường hợp của ông Dũng không phải là hy hữu. Choáng ngợp trước căn nhà khang trang, được chia thành nhiều phòng trọ, và khách sạn Đông Dương số 703 Tạ Quang Bửu, Quận 8, nhiều đối tượng đã bị bà Trần Thị Hoa lừa. Cũng với thủ đoạn cầm cố nhà, trả lãi vay cao hơn nhiều so với ngân hàng lúc bấy giờ, nên cho dù không có giấy chứng nhận chủ quyền, bà Hoa vẫn dễ dàng vay được tiền của nhiều người. Một nạn nhân cho biết, Bà Hoa có đưa giấy chủ quyền cho coi, nhưng sự thật đó là giấy giả, đó không phải là nhà của bà Hoa. Rất nhiều nạn nhân cho rằng, hợp đồng đã ra công chứng đã đủ đảm bảo số tiền cho vay, và phòng công chứng phải có trách nhiệm trong vụ việc này. Tuy nhiên, do trong hợp đồng cho vay giữa 2 bên chỉ đề cập đến số tiền cho vay, người cho vay,chứ không hề đề cập đến tài sản cầm cố,thế chấp là nhà cửa. Nếu trong hợp đồng có khoản mục cầm cố thế chấp nhà cửa, thì công chứng viên yêu cầu người cầm cố phải trình Giấy chứng nhận chủ quyền bản chính cho công chứng viên xem, trước khi công chứng viên ký duyệt và đóng dấu.
Theo luật sư Trương Thị Hòa, các hợp đồng cầm cố, thế chấp bằng giấy tay với nhau đều không có sự đảm bảo. Hòa giải không thành công, các hộ dân quyết định đưa công an vào cuộc. Nếu người vay tiền không có tài sản, khả năng bị mất trắng rất cao. Lợi ích trước mắt đã khiến cho nhiều người dân xem nhẹ tính pháp lý của các hợp đồng vay tiền.
Bài viết mới nhất
-
TP.HCM XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ XÂY DỰNG GA THỦ THIÊM
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, ...
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...