Bất động sản TP Hồ Chí Minh - đang có sự phân hóa mạnh mẽ
- 12/07/2016
- Tin tức thời sự
Bất động sản TP Hồ Chí Minh - Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa thị trường.
Bất động sản TPHCM đang phân hóa mạnh là đánh giá của VNREA (Hiệp hội BĐS Việt Nam) khi nhận định về thị trường trong 6 tháng đầu năm 2016. Nguyên nhân của sự phân hóa này là:
- Những chính sách vĩ mô trong thời gian gần đây khiến thanh khoản bất động sản chững lại, một số dự án không có giao dịch.
- Thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh chuyển sang phát triển theo chiều sâu.
- Sự thành bại của từng dự án bất động sản được quyết định bởi giá trị thật của dự án và uy tín của chủ đầu tư
Theo ghi nhận của phóng viên, vài tháng gần đây, đặc biệt là sau tai tiếng xảy ra tại Chung cư The Harmona và Chung cư Bảy Hiền Tower, giao dịch chung của thị trường bất động sản đã bị chững lại. Tuy nhiên, không phải tất cả, mà có sự phân hóa giữa các phân khúc, khu vực.
Bất động sản TP Hồ Chí Minh - Phân hóa theo phân khúc thị trường.
Về phân khúc bất động sản TP Hồ Chí Minh, trong khi phân khúc căn hộ đang gặp khó khăn trong bán hàng, thì giao dịch phân khúc nhà phố, đất nền vẫn diễn ra sôi động. Nhiều dự án đất nền có kết nối hạ tầng tốt không ngừng tăng giá và thu hút sự quan tâm của khác hàng.
Tại trung tâm TP Hồ Chí Minh, giá nhà nhích lên từng ngày. Giá nhà trên các ngõ đủ cho xe ô tô đỗ tăng hơn 15% so với cùng kỳ. Bởi vì người bán không vội bán nhà nên tăng nhanh về số người mua, tăng chậm về giao dịch được thành công.
Phân khúc nhà trọ cho thuê ngày càng cạnh tranh. Thanh khoản các phân khúc dự án xấp xỉ 1 tỷ đồng tăng mạnh.
Bất động sản TP Hồ Chí Minh - Phân hóa theo khu vực.
Về khu vực, nếu như năm 2015, khu Đông và khu Nam dẫn dắt thị trường, thì vài tháng trở lại đây, giao dịch đang có xu hướng dịch chuyển sang khu vực phía Tây, mà tâm điểm là quận Tân Phú.
Theo phân tích của giới chuyên môn, khả năng trong thời gian tới, thế chân vạc của thị trường bất động sản TP. HCM sẽ được thiết lập với thế: Đông - Tây - Nam, trong đó quận Tân Phú sẽ trở thành tâm điểm của phía Tây do có sự xuất hiện của nhiều dự án, đồng thời đây cũng là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực.
Theo khảo sát thực tế, hiện riêng trên địa bàn quận Tân Phú đã có hơn 40 dự án bất động sản đã và đang triển khai, với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp tên tuổi như Novaland, Phúc Khang, Hưng Thịnh. Đáng chú ý trong số đó là Dự án Diamond Lotus Lake View, có quy mô 1,2 ha với gần 700 căn hộ do Phúc Khang phát triển. Ngoài ra, còn hàng chục dự án khác như Valeo Đầm Sen, Celadon City, Trung Đông Plaza, u Cơ Tower, Invesco Babylon, Sourthem Dragon, Centa Park..., dự kiến cung ứng ra thị trường trên dưới 10.000 căn hộ.
Bất động sản TP Hồ Chí Minh - Tiềm năng vẫn còn rất lớn
Khi giao dịch bất động sản TP Hồ Chí Minh chững lại, thì nguồn cung căn hộ không ngừng gia tăng, khiến áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, thực tế thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh thời gian qua cho thấy, có những dự án dù chủ đầu tư miệt mài bán hàng, nhưng kết quả khiêm tốn, trong khi có dự án vừa được tung ra thị trường đã tạo cơn sốt. Chẳng hạn, khi không ít doanh nghiệp bất động sản quận 9 gặp khó khăn trong bán hàng, thì dự án căn hộ 9 View do Hưng Thịnh đầu tư đã bán hết trong thời gian ngắn. Tương tự, dự án căn hộ Him Lam Phú Đông do Him Lam Land làm chủ đầu tư dù mới chỉ nhận giữ chỗ, nhưng đã trở thành tâm điểm của thị trường khu vực này.
- Theo ông Đinh Duy Trinh, Giám đốc điều hành Công ty Bản Việt Land:
“Yếu tố tạo nên sự quan tâm đặc biệt của khách hàng đối với căn hộ Him Lam Phú Đông là căn hộ có giá bình chỉ khoảng 1 tỷ đồng/căn, nhưng được đầu tư khá cao cấp, được thừa hưởng tiện ích đẳng cấp của cả Dự án Him lam Phú Đông, đặc biệt là dự án do Him Lam Land đầu tư, nên nhiều khách hàng tin tưởng”.
- Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng dù nguồn cung đang khá lớn, nhưng so với nhu cầu nhà ở thật, nguồn cung trên vẫn chưa đáp ứng được.
“TP. HCM hiện có dân số lên đến 13 triệu người với hơn 2 triệu hộ gia đình, trong đó có khoảng 3 triệu người nhập cư, hơn 200.000 cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang. Đa số những người này có thu nhập trung bình và thấp, đang có nhu cầu nhà ở. Vấn đề đặt ra ở đây là các dự án nhà ở phải phát triển đúng với nhu cầu thị trường, sẽ được khách hàng chấp nhận, ngược lại sẽ gặp khó khăn” ông Châu nhận định.
- Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Cục phó Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng cũng cho rằng,
Nhu cầu nhà ở của người dân hiện nay vẫn còn rất lớn, nhưng điều đáng ngại là niềm tin của người mua nhà vào chủ đầu tư đang bị lung lay. “Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trong giai đoạn này phải nhận thấy rõ khách hàng sẽ làm nên thương hiệu, uy tín của dự án. Một dự án khi được bán nhanh, nhiều thì ảnh hưởng tích cực đến chính dự án, chủ đầu tư đó”, ông Khởi nói.
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...