Bảo lãnh bán nhà: Thêm "cú sốc" mới cho doanh nghiệp?
- 18/06/2015
- Tin tức thời sự
Người mua nhà trên giấy sẽ không còn gặp rủi ro?
Tình trạng mua bán nhà trên giấy như lâu nay đã khiến không ít người mua nhà nhận trái đắng khi tiền đã giao cho chủ đầu tư nhưng nhà vẫn không có để ở.
Quy định chủ đầu tư khi bán nhà hình thành trong tương lai sẽ phải mua bảo lãnh cho khách hàng trong Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/7 tới đây được coi như một giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn rủi ro, bảo vệ người dân.
Tuy nhiên, hiện có không ít ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.
Đại diện một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đánh giá, đây là một giải pháp tốt, đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng.
Dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng quy định buộc tất cả doanh nghiệp phải có ngân hàng bảo lãnh mới được bán nhà sẽ khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó.
Ông Nguyễn Thế Điệp: Quy định này sẽ khiến doanh nghiệp nhỏ khó bán được nhà
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, đây sẽ là một cú sốc rất lớn đối với thị trường bất động sản. Một khi doanh nghiệp đã nhỏ thì rất khó để ngân hàng đứng ra nhận bảo lãnh để cho họ bán hàng. Nhưng nếu không được bảo lãnh thì trái quy định. Hơn nữa, khi biết sai muốn dừng ngay lại cũng không đơn giản.
Cùng có chung suy nghĩ với ông Điệp, mới đây, trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng không nên bắt buộc mà để cho bên bán và bên mua tự lựa chọn. Vị lãnh đạo này nhấn mạnh không thể vì ngăn chặn rủi ro mà hình sự hóa vấn đề. Bởi vì, cuộc đời không ai biết trước được rủi ro, nay ngăn chặn rủi ro này thì sẽ có chuyện khác xảy đến. Chẳng hạn sắp tới giá nhà sẽ tăng.
Ông Nguyễn Đức Kiên: Không thể để doanh nghiệp đẩy rủi ro cho người mua nhà được
Trái với suy nghĩ lo lắng doanh nghiệp nhỏ có thể "chết" vì không bán được hàng, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội lại cho rằng các doanh nghiệp nhỏ nên biết tự lượng sức mình để có hướng kinh doanh phù hợp.
"Nếu anh nhỏ và vừa, anh không đủ sức thì đừng tham gia vào lĩnh vực ấy chứ không thể đẩy rủi ro cho người mua nhà được", ông Kiên nói thêm.
Theo CafeLand
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...