Dì của tôi ở Úc muôn để di chúc nhà lại cho tôi, có được không và cần thủ tục gì?
- 12/12/2014
- Pháp luật nhà đất
Về câu hỏi của bạn Luật sư Hoàng Văn Thạch – Văn Phòng Luật sư Trí Minh trả lời như sau:
Để xác định việc gì bạn làm di chúc để lại căn nhà tại Úc cho bạn cần xác định vấn đề nội dung của di chúc, hình thức của di chúc cũng như năng lực lập di chúc của gì bạn.
- Về năng lực lập di chúc: Khoản 1 Điều 768 BLDS quy định năng lực lâp di chúc phải tuân theo pháp luật nơi người lập di chúc là công dân? Vậy gì bạn có quốc tịch Việt Nam hay Úc. Nếu quốc tịch nước nào thu tuân theo quy định của nước đó. Nếu dì bạn có song song hai quốc tịch Việt Nam và Úc thì trường hợp này pháp luật dân sự không đề cập (vì thời điểm ban hành Bộ luật dân sự việc cho phép công dân vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài cực kỳ hạn chế theo quyết định của Thủ tướng chính phủ) nhưng có thể hiểu là phải tuân thủ pháp luật của cả Việt Nam và Úc. Trường hợp có sự xung đột thì có trên nguyên tắc tương tự phải ưu tiên áp dụng pháp luật nơi người đó đang cư trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 670 BLDS – tức pháp luật Úc.
Về năng lực lập di chúc theo pháp luật Việt Nam Điều 647 BLDS quy định như sau:
“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”
- Hình thức của di chúc: Theo khoản 2 Điều 768 thì hình thức di chúc tuân theo pháp luật nơi người đó lập di chúc. Nếu dì bạn lập di chúc tại Úc thì phải tuân theo pháp luật Úc.
- Về tài sản thừa kế: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 766 BLDS thì các quyền tài sản phải tuân theo pháp luật nơi có tài sản. Tức là pháp luật Úc.
Tóm lại dù di bạn là người Việt hay người Úc thì việc để lại di chúc của dì bạn được điều chỉnh chủ yếu bời pháp luật Úc. Do vậy đề có thể trả lời chính xác câu hỏi của bạn; bạn cần tham khảo tư vấn của một hãng luật tại Úc về quy định pháp luật của Úc đối với trường hợp của dì bạn. Sau đó tham khảo với quy định của pháp luật Việt Nam để có được một hướng giải quyết cụ thể.
Chúc bạn thành công!
Theo diaoconline.vn
Bài viết mới nhất
-
TOP 5 PHẦN MỀM BẤT ĐỘNG SẢN TỐT NHẤT VIỆT NAM 2022
Việc sử dụng phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất công việc của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây, ...
-
TP.HCM: Giải quyết "Điểm nghẽn" thủ tục nhà đất sai hiện trạng
TP.HCM ban hành công văn về việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng không nằm trong trìn...