Có thể sang tên tài sản thừa kế được không?

Theo điểm b khoản 6 Điều 18 Thông tư 16/2010/TT-BXD Bộ Xây dựng quy định: " Đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng kinh doanh bất động sản mà bán lại nhà ở đã mua cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

Bà nội bạn chết không để lại di chúc, do đó di sản của bàn bạn sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hàng thừa kế thứ nhất bao gồm:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Đối chiếu với quy định trên thì hàng thừa kế thứ nhất của bà nội bạn sẽ là bốn người con ruột của bà. Trước hết, gia đình bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Sau đó, muốn cô út bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà phải được sự đồng ý bằng văn của tất cả các đồng thừa kế.

Theo diaoconline
 

Bài viết mới nhất