Chia di sản thừa kế như thế nào?

Thứ nhất: Bố bạn, bà bạn, chú bạn qua đời mà không để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất, điều này được quy định rõ trong bộ luật dân sự 2005 như sau:

““Điều 674. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Mặt khác do bố bạn mất trước bà bạn, do đó bạn và các anh, chị em bạn cũng được hưởng một phần tài sản thừa kế của bà bạn theo quy định về thừa kế thế vị “Điều 677. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Thứ hai: Năm 2006: bạn có làm giấy chuyển từ giấy chứng nhận quyền sỡ hữu đất đai sang sổ Hồng theo quy định của nhà nước và vẫn đứng tên Ba Mẹ bạn là sai, vì khi này, tài sản trên đã là tài sản thừa kế của mẹ bạn, anh chị em bạn và bà nội của bạn.

Hiện nay bạn muốn chuyển toàn bộ thửa đất trên sang tên mẹ bạn, thì bạn phải thực hiện các thủ tục về chia thừa kế trước cho tất cả những người được hưởng quyền thừa kế, sau đó căn cứ vào thỏa thuận của mọi người thì bạn mới làm được thủ tục sang tên cho mẹ bạn thửa đất trên (lưu ý thửa đất trên là tài sản chung hợp nhất của bố mẹ bạn, nên trước khi chia thừa kế, thì bạn cần phân chia tài sản chung đó trước vì một nửa trong số tài sản đó là của mẹ bạn, một nửa còn lại của bố bạn chính là di sản thừa kế.)

Theo diaoconline

Bài viết mới nhất